Thứ Ba, 3 tháng 3, 2009

Vị tha hay vị kỷ

Người đăng: Đỗ Minh Khôi

copy từ blog Marcian


333 magnify

Hầu hết Phật tử ai cũng biết, mình tu theo đạo Phật là đạo từ bi. Nhưng chưa biết thế nào là “Từ” thế nào là “Bi”. Theo chữ hán giải nghĩa thì Từ là ban vui, Bi là cứu khổ.

Từ bi là tình thương hoàn toàn vị tha, còn tình thương hoàn toàn vị kỷ thì gọi là ái kiến. Nhớ, cũng là tình thương mà một bên là từ bi, một bên là ái kiến. Từ bi là nhân đưa con người tới an vui giải thoát. Ái kiến là nhân trói buộc đưa con người tới trầm luân sanh tử.

Xin hỏi các bạn ở đây, các bạn có tâm từ bi không? Chắc ai cũng có tình thương, nhưng tình thương đó không biết vị tha hay vị kỷ. Khi xem phim Đài loan, Hàn Quốc, thấy người trong phim hoạn nạn thì các chị thường khóc lu bù. Thương người hoạn nạn đó có phải là từ bi không? Dường như là từ bi, nhưng không phải.

Tình thương vị kỷ là thương người nhưng vì mình mà thương.
Tình thương vị tha không phải vì mình mà vì người mà thương.

Ví dụ: Một Phật tử lớn tuổi đi đường xách giỏ nặng, có đứa trẻ cùng đi trên đường xách giùm cái giỏ về tới nhà không lấy tiền công.Phật tử nói đứa trẻ này dễ thương quá!-Tại sao nó dễ thương? Vì nó xách giùm bà cái giỏ nặng mà không đòi tiền công, nên mình thương. Nếu mình đang xách giỏ nặng mà nó gởi thêm món gì nặng khoảng một ký nữa thì chắc là dễ ghét.
Nhưng vậy chúng ta thương người vì người làm lợi cho mình nên mình thương.
Ví dụ: Phật tử buôn bán phải đóng thuế mỗi năm năm ngàn. Đến kỳ nộp thuế, nhân viên thuế vụ thâu đúng năm ngàn theo luận định, không bớt đồng nào thì chú ấy không dễ thương. Người làm đúng luật mà không có lợi cho mình thì không thương. Ngược lại người làm lợi cho mình mà sai luật thì mình vẫn thương. Như vậy, chúng ta đặt tình thương trên bản ngã ích kỷ của mình. Tình thương rất hạn hẹp trói buộc.

Thế tình cảm nam/nữ thương nhau là tình thương gì? Vị tha hay vị kỷ?
Xưa lúc Phật còn tại thế, một hôm có người ngoại đạo tới hỏi:
- Cồ Đàm, ái là khổ đau hay hạnh phúc?
Phật đáp:
-Ái là gốc của khổ đau.
Người ngoại đạo nghe Phật đáp lắc đầu không chấp nhận. Câu nói ấy của Phật đồn đến tai vua Ba Tư Nặc. Vua gọi vợ là phu nhân Mạt Lỵ, nói:
- Ngài Cồ Đàm nói ái là gốc của khổ đau, trẫm không đồng ý. Như trẫm thương khanh, thương con và thương thần dân là khổ sao?
Phu nhân Mạt Lỵ đã qui y Phật hiểu đạo lý, bà đáp:
-Xin bệ hạ nghĩ, hiện giờ bệ hạ thương thiếp. Giả sử thiếp thương một người đàn ông khác thì bệ hạ sẽ làm gì?
-Sẽ giết
Như vậy, mình thương người mà người không thương, lại thương người khác thì giết, không phải gốc khổ là gì? Tình thương đó vì mình hay vì ai? -Vì mình nên mất cái mình thích, liền nổi giận. Thương đó không phải tình thương vị tha mà là vị kỷ nên khổ. Ái càng nặng thì khổ càng nhiều.
Tâm hạnh Từ Bi Hỷ Xả - Thích Thanh Từ

0 nhận xét:

Đăng nhận xét